Sinh viên tìm hiểu cơ hội việc làm ngành vi mạch bán dẫn
Chiều 9.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Thủ tướng biểu dương TP.HCM vừa chính thức khánh thành tuyến metro số 1 sáng cùng ngày.Ông nhấn mạnh, một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tăng trưởng từ 8% là tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại. Khơi thông và sử dụng hiệu quả đầu tư công, trong đó, đầu tư các công trình giao thông chiếm tỷ trọng lớn.Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, trong năm 2025, phải hoàn thành mục tiêu cả nước có ít nhất 3.000 km cao tốc và 1.000 km đường ven biển, cơ bản thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng qua Lạng Sơn tới Cà Mau.Đồng thời, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, cảng Lạch Huyện… Một số dự án giao thông dự kiến hoàn thành năm 2027 nhưng có thể nỗ lực hoàn thành sớm hơn nếu có thời cơ, điều kiện thuận lợi.Thủ tướng cũng nhắc lại yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn tất việc phân bổ toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025, hoàn thành trước 15.3. Trường hợp không phân bổ đúng hạn, Chính phủ sẽ thu hồi số vốn ngân sách T.Ư chưa phân bổ để bố trí cho các dự án khác cần vốn đẩy nhanh tiến độ và kiểm điểm, xử lý trách nhiệm.Cùng với đó, phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên năm 2025 so với dự toán năm để tập trung cho dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.Các địa phương cần rà soát, báo cáo các khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục giải quyết, nhất là nguyên vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm tại đồng bằng sông Cửu Long...Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, sau phiên họp trước đó, Bộ KH-ĐT đã hoàn thành thẩm định dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; hướng dẫn tỉnh Tuyên Quang về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Tuyên Quang - Hà Giang.Đặc biệt, Bộ Xây dựng, các địa phương và Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang triển khai thi công 28 dự án với tổng chiều dài khoảng 1.188 km, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.Trong đó, có 16 dự án với tổng chiều dài 786 km đang triển khai bám sát kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, nhiều dự án có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu rút ngắn thời gian thi công từ 3 - 6 tháng so với hợp đồng. Trong đó Bộ Xây dựng 14 dự án dài 760 km, các địa phương 2 dự án dài 26 km.Hiện 12 dự án với tổng chiều dài 402 km còn gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu xây dựng cần phải quyết liệt, tập trung tháo gỡ, tổ chức thi công "3 ca, 4 kíp" mới có thể hoàn thành trong năm 2025. Trong đó Bộ Xây dựng 3 dự án dài 129 km, các địa phương 9 dự án dài 273 km...Mục tiêu của Hoàng Anh Gia Lai là xóa lỗ lũy kế trong năm nay
Thanh tra Chính phủ mới đây công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (giai đoạn 2013 - 2020).Kết quả thanh tra cho thấy nhiều bất cập trong công tác quản lý đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản tại địa phương này.Theo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Long không thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản; không khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; không thực hiện công khai quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản (cát sông) theo quy định tại luật Khoáng sản và Chỉ thị 03/2015 của Thủ tướng.Từ sau khi luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực, UBND tỉnh đã cấp, gia hạn giấy phép khai thác cho 38 điểm mỏ (thuộc 17 thân cát) không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Thế nhưng, tỉnh lại không xác định phục vụ cho các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước, công trình khắc phục thiên tai, địch họa, công trình hạ tầng giao thông và công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới.Điều này bị cơ quan thanh tra nhận định là không đúng quy định tại Nghị định 15/2012 và Nghị định 158/2016 của Chính phủ.Thanh tra Chính phủ còn phát hiện sau khi được cấp phép khai thác, có trường hợp kê khai, nộp thuế đối với sản lượng khai thác cát sông thấp hơn sản lượng khai thác đã báo cáo Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể là 2 doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát III và Tân Hiệp Phát II.Để xảy ra các hạn chế, vi phạm nêu trên, cơ quan thanh tra cho rằng trách nhiệm thuộc về UBND tỉnh Vĩnh Long, sở TN-MT, sở tài chính, sở xây dựng, sở KH-ĐT, cục thuế, UBND TP.Vĩnh Long và các tổ chức, cá nhân liên quan.Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm kết luận thanh tra; chấn chỉnh, khắc phục, xử lý các tồn tại, vi phạm, khuyết điểm theo đúng quy định của pháp luật.Trong đó, cơ quan thanh tra nhấn mạnh phải thực hiện việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản, khoanh định và phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực đấu giá, thực hiện công khai quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản (cát sông) và chấm dứt việc không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.Đồng thời, tổ chức kiểm tra, rà soát đối với các sai phạm về việc cấp, gia hạn giấy phép khai thác cho 38 điểm mỏ (thuộc 17 thân cát) không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng không xác định phục vụ cho các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước, công trình khắc phục thiên tai, địch họa, công trình hạ tầng giao thông và công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới."Nếu phát hiện sai phạm vi phạm pháp luật hình sự thì UBND tỉnh có trách nhiệm chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật", Thanh tra Chính phủ nêu.Cơ quan thanh tra cũng đề nghị rà soát và quyết định việc thu bổ sung tiền cấp quyền khai thác cùng các khoản thuế, phí đối với sản lượng cát chênh lệch giữa kê khai nộp thuế và báo cáo với Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long của Doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát II (được cấp phép khai thác khoáng sản mỏ Phú Thạnh 1 - Đồng Phú) và Doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát III (được cấp phép khai thác khoáng sản mỏ An Phước).Trong quá trình tổ chức kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm vi phạm pháp luật hình sự thì UBND tỉnh có trách nhiệm chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.Vẫn theo thông báo kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý về những vi phạm tại 2 dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.Một là dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo (xã Thanh Đức, H.Long Hồ) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất, việc sử dụng đất không đúng quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Hai là dự án Khu nhà ở Hoa Lan (P.8, TP.Vĩnh Long) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật thông qua hành vi tiếp tục cho tách 33 thửa với diện tích 11.188,6 m2, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, trên đất giao thông, đất cây xanh theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Đà Nẵng: Vì sao thưởng tiền cho nam sinh viên đăng ký ngành giáo dục mầm non?
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Sau khi Nghị định 168 có hiệu lực từ 1.1.2025 với mức phạt cao gấp nhiều lần, ý thức của người dân khi tham gia giao thông đã tăng cao; tình trạng vượt đèn đỏ, leo lề,... đã giảm rõ rệtTuy nhiên, với lượng phương tiện lưu thông trong dịp cuối năm cùng mức phạt nặng với các trường hợp như xe máy leo lề, rẽ phải khi đèn đỏ,… đã khiến giao thông TP.HCM vốn đã ùn tắc nay lại càng nghiêm trọng hơn. Người dân có phần mệt mỏi khi di chuyển.Sau khi rà soát và được sự chấp thuận của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ TP.HCM đã triển khai lắp đặt 50 mũi tên màu xanh cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ tại các giao lộ trên địa bàn thành phố.Công tác lắp đặt mũi tên đã được tiến hành tại các giao lộ như Pasteur - Điện Biên Phủ (quận 3), Điện Biên Phủ - Phạm Ngọc Thạch (quận 3), Hai Bà Trưng - Điện Biên Phủ (quận 1),...Trên tuyến đường này, đèn cho phép rẽ phải đã được bổ sung nhưng tâm lý chung của người dân là chờ xanh hẳn rồi rẽ cho… chắc ăn.Trên đường Võ Thị Sáu (quận 3, TP.HCM), đèn cho phép rẽ phải đã có nhưng tâm lý chung của người dân là chờ xanh hẳn rồi rẽ cho… chắc ăn.Ông Nguyễn Văn Năm (70 tuổi), mưu sinh bằng nghề lái xe ôm chia sẻ những ngày qua, dường như trong hầu hết các khung giờ, việc đi lại cực kỳ chậm chạp. Quãng đường vẫn như vậy nhưng thời gian di chuyển kéo dài gấp đôi, có khi gấp ba.Cũng theo ông Năm, tại một số ngã tư, dù có biển cho phép rẽ đã được lắp nhưng nhiều người dân như ông vẫn "rén"."Hầu như tới đèn đỏ là người ta không dám quẹo phải. Tại quẹo rồi ai biết có cấm hay không cấm", ông Năm bày tỏ.Cũng theo chia sẻ của nhiều người, sáng cuối tuần tuy đông đúc nhưng vẫn đỡ chật vật hơn rất nhiều so với những ngày trong tuần. Một số người chia sẻ, cuối tuần chỉ khi có việc mới ra đường, một phần vì trong tuần đã quá mệt mỏi với việc di chuyển.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Sáng 24.2, đội ngũ công nhân cùng 1 chiếc xe tải nhỏ đến QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm, H.Đơn Dương (Lâm Đồng), lần lượt tháo gỡ hàng loạt biển cấm đậu xe ngày chẵn, khiến người dân sống 2 bên đường bất ngờ.Bà Nguyễn Thị Thu Mai (xã Lạc Lâm), chia sẻ: "Ngày 23.2 tôi đọc Thanh Niên thấy lãnh đạo H.Đơn Dương trả lời sau khi họp với các cơ quan chức năng, thống nhất không thể tháo dãy biển cấm đậu xe ngày chẵn trên QL27, trước nhà chúng tôi, nhưng sáng nay (24.2), người dân chúng tôi rất bất ngờ khi các biển cấm lần lượt được tháo gỡ…".Sáng cùng ngày PV liên lạc với ông Nguyễn Đình Tịnh, Phó chủ tịch UBND H.Đơn Dương để hỏi lý do tháo "rừng" biển báo cấm đậu xe dọc QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm, nhưng ông không nghe máy.Trước đó, ông Tịnh giải thích với PV, việc lắp đặt các biển báo trên tuyến QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm được thực hiện theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT do Bộ GT-VT ban hành. "Đặc thù của H.Đơn Dương có tuyến đường song song với QL27, do đó, những điểm giao cắt giữa 2 con đường phải đặt biển cấm. Việc lắp đặt biển báo là cần thiết để tránh tình trạng xe đậu chắn lối ra vào, ảnh hưởng đến giao thông chung và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm đối với các phương tiện đậu đỗ sai quy định", ông Tịnh chia sẻ.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Lâm Đồng, cho biết việc đặt dãy biển báo cấm đậu xe này do H.Đơn Dương đề xuất và được sự thống nhất của cán bộ Khu Quản lý đường bộ IV.1 (Cục Đường bộ, Bộ GTVT). H.Đơn Dương chịu kinh phí lắp đặt.Ông Gia cho biết thêm, sau khi Báo Thanh Niên và các báo phản ánh, lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ IV.1 có trao đổi với ông và thống nhất không nhất thiết phải cắm nhiều biển cấm đậu xe như thế trên một đoạn đường chừng 1km. Cũng theo ông Gia, chiều 23.2, bà Dương Thị Ngà, Bí thư Huyện ủy Đơn Dương có gọi điện trao đổi và xin ý kiến tư vấn xung quanh dãy biển cấm đậu xe ngày chẵn ở xã Lạc Lâm đang được dư luận quan tâm.Ông Gia một lần nữa nêu quan điểm, việc cắm dãy biển báo cấm đậu xe ở xã Lạc Lâm không sai, nhưng nhìn khá kỳ quặc, lóa mắt và phản cảm. Chỉ nên đặt biển cấm trước các ngã ba rẽ vào những hẻm lớn, những hẻm nhỏ không nhất thiết phải cắm bảng hoặc vài trăm mét cắm 1 biển để nhắc người tham gia giao thông.Còn bà Dương Thị Ngà, Bí thư Huyện ủy Đơn Dương xác nhận sáng 24.2, UBND H.Đơn Dương chỉ đạo lực lượng chức năng liên quan của huyện tiến hành tháo dỡ các biển báo cấm đậu xe ngày chẵn trên đoạn đường trên, chỉ để lại biển báo 2 đầu và tạm thời sử dụng biển phụ chỉ dẫn. Địa phương sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.Như Thanh Niên đã thông tin, đoạn QL27 đi qua xã Lạc Lâm (Đơn Dương), dài khoảng 1km từ UBND xã Lạc Lâm đến nhà thờ giáo xứ Lạc Lâm nhưng có tới 23 biển cấm đậu xe ngày chẵn.
Thay ảnh đại diện hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10.10
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.